Rượu soju với văn hóa Hàn Quốc

2018-03-01 10:24:20
Rượu soju với văn hóa Hàn Quốc

Rượu soju với văn hóa Hàn Quốc. Nói đến rượu soju (sochu) là người ta nghĩ ngay đến Hàn Quốc (mặc dù sochu cũng rất nổi tiếng tại Nhật, nhưng sochu nhật có khác việt với sochu hàn quốc). Soju là thứ đồ uống không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Hàn. Cùng chúng tôi khám phá tìm hiểu tại sao loại rượu này lại đặc biệt đến thế? Và rượu soju có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Hàn Quốc.

Trước hết nói đến nguồn gốc của rượu Soju

Vào khoảng năm 1300, Soju được chưng cất lần đầu tiên – khi Hàn Quốc vẫn bị Mông Cổ chiếm giữ. Nơi sản sinh ra Soju chính là thành phố Gaesung, sau đó hàng trăm, hàng nghìn xưởng rượu được xây dựng toàn quốc. Ngày nay, Soju đã có những sự ổn định về hương vị thanh dịu, thu hút đông đảo thực khách.

Là một loại rượu truyền thống của người Hàn, Soju có thành phần chính từ gạo. Ngày này, Soju cũng được kết hợp làm từ gạo cũng như các thành phần khác như lúa mạch, lúa mì, khoai lang hoặc bột sắn. Nồng độ của Soju thường dao động từ 12% đến khoảng 19%. Nay cũng xuất hiện soju hoa quả với các vị trái cây như nho táo đào bưởi, chanh,...

Về văn hóa uống rượu Soju Hàn Quốc

Qua nhiều bộ phim Hàn Quốc chắc mọi người không lạ lẫm gì với hình ảnh những người Hàn ngôi uống Soju tại những quán cóc, quán vỉa hè – đây chính là một nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc. Đối với họ, Soju đợc xem như quốc hồn quốc túy, là một loại rượu gắn liền với truyền thống, thăng trầm của người Hàn. Tìm hiểu về văn hóa uống rượu Hàn Quốc cũng là một cách để bạn khám phá văn hóa truyền thống của xứ sở kim chi nhanh nhất!

Người Hàn ít khi uống Soju một mình mà họ thường uống cùng nhau thành từng cặp hoặc từng nhóm. Chính vì thế, uống Soju họ sẽ tăng thêm sự gắn bó, tâm sự, khăng khít, hiểu nhau hơn. Còn nếu như bạn uống 1 mình có nghĩa là bạn đang cô đơn đó!

ruou soju trong van hoa han quoc-min

Người Hàn không bao giờ tự rót rượu vào chén của mình. Bởi chính vì thế, họ thường rót cho người khác thì sau đó mới rót vào ly của mình. Và điều này được giải thích một cách rất hài hước rằng: “Nếu một người tự rót rượu cho mình thì sẽ lấy một người vợ không xinh đẹp.”

Họ không bao giờ rót rượu vào 1 ly nếu ly đó chưa được uống cạn. Khi người bạn rượu của họ uống hết, họ rất hăng hái rót tiếp nhưng nếu ly chưa uống cạn thì họ sẽ không thích làm việc đó đâu! Người Hàn còn là những người rất theo phép tắc, lễ nghĩa, kính trọng những người lớn tuổi. Vì thế, nếu được người bề trên rót rượu, những người ít tuổi hơn bao giờ cũng phải cầm ly bằng 2 tay. Và ngược lại, khi rót rượu cho người bề trên thì phải cầm chai và rót bằng 2 tay. Từ những điều rất nhỏ nhưng người Hàn vẫn có duy trì tập tục, thói quen ấy của mình.

Người Hàn thường hay nói “One shot” có nghĩa là “cạn chén”. Họ sẽ cần xoay lưng lại sang ngang rồi mới được uống bởi việc uống rượu cạn một hơi trước mặt người lớn thể hiện một thái độ không tôn trọng.

Còn với những nhóm bạn trẻ, họ có những cách uống rượu đa dạng và trẻ trung hơn. Ví dụ như khi uống cạn, họ thường dốc ngược cốc trên đầu để chứng minh mình đã uống hết. Hay uống “ly chồng ly” có nghĩa là những ly rượu nhỏ hơn được đặt trong những cốc lớn và sẽ uống cạn.

Đối với người Hàn, họ rất thích lê la những quán rượu vỉa hè vào dịp đông lạnh đặc biệt là dân công sở. Bởi đối với họ, uống rượu cùng nhau, họ sẽ trở nên thân thiện và gần gũi hơn, cũng chính là một cách giao tiếp hiệu quả với đối tác.

Có thể thấy soju đã vượt qua khuôn khổ một thứ đồ uống hàn quốc thông thường và đi vào văn hóa Hàn Quốc. Nếu bạn có dịp du lịch đến Hàn Quốc, đừng quên trải nghiệm uống rượu soju tại đây. Còn tại Việt Nam bạn hoàn toàn có thể uống rượu tại các quán ăn hay nhà hàng hoặc mua về nhà uống.