Thưởng thức rượu gạo hàn quốc makgeolli để biết thêm văn hóa hàn

2016-12-21 05:42:21
Thưởng thức rượu gạo hàn quốc makgeolli để biết thêm văn hóa hàn

Rượu gạo Hàn quốc - Makgeolli đang được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng ngày một tăng. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng cho những nhà sản xuất rượu gạo Hàn Quốc. Ông Jang Jae-jun, giám đốc bộ phận kinh doanh của công ty Seoul Takju cho biết: “Số lượng rượu gạo Makgeolli được tiêu thụ đã tăng gấp 3 lần so với 3 năm trước. Không chỉ mức tiêu thụ trong nước tăng, mà kim ngạch xuất khẩu rượu Makgeolli ra nước ngoài cũng tăng do sự ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc Hallyu. Trong số 15 quốc gia đang nhập khẩu rượu gạo Makgeolli, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ mạnh nhất”. 

Bạn đã từng uống rượu bia? Rượu bia để lạnh bao giờ cũng tuyệt vời hơn phải không các bạn? Không chỉ riêng bia, khi uống các loại rượu Tây người ta thường cho thêm đá hoặc pha thêm với nước lạnh. Vì người ta cho rằng nếu không làm như vậy sẽ không thể thưởng thức được hết hương vị của rượu. Đó là cách thưởng thức rượu của người phương Tây. Người Hàn Quốc thì ngược lại, họ uổng rượu đun nóng. Vào những ngày mưa, tuyết bạn bè thường rủ nhau: "Này, chúng ta hãy cùng làm một chén rượu nóng đi".

Các loại rượu chủ yếu của Hàn Quốc bao gồm: Soju (thiêu tửu), Cheongju (thanh tửu), Yakju (dược tửu), Makgeolli (một loại rượu gạo truyền thống của Hàn quốc). Trong số đó Soju là rượu co nồng độ alcohol nhiều nhất, Makkeoli là thấp nhất.

Nơi tiệc rượu, người dưới phải có nghĩa vụ rót rượu cho bề trên, người cùng trang lứa rót cho nhau, không được tự rót cho minh. Đó là những phép tắc trong khi ngồi uống rượu của ngươi Hàn. Ngoài ra người Hàn còn có tục "Tuần bôi" (có nghia là: trao chén). Sau khi uống cạn chén của mình, người chủ của chén trao chén của mình cho một người nào đó (theo anh ta, đó là người mà anh ta rất quý mến), và rót đầy rượu. Người được trao chén có trách nhiệm uống hết ly rượu đó để trả lại chén cho chủ nhân của nó. Lệ trao chén nay rất kích thích tửu hứng, nhưng nó thật sự phiền toái cho những nhân vật tựu lượng kém.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, du nhập lối sống hiện đại, phong cách sống cùa người Hàn quốc có nhiều thay đổi. Văn hoá uống rượu cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng. Để tửu lượng "bốc" nhanh hơn, nhanh "phê" hơn, kiểu uống rượu mang tên : Pokbal (nổ) xuất hiện. Có thể miêu tả như sau: trong một vại bia lớn, người ta đặt vào đó một ly rượu ( thường là các loại rượu mạnh), người uống cầm cốc và uống cho tới giọt bia, rượu cuối cùng. Với kiểu uống này,dù là người co tửu lượng khá đến đâu cũng khó lòng giữ được tỉnh táo sau vài lần nâng chén.

Theo sự nhìn nhận và đánh giá của các nhà văn hoá học, thì đây là một biểu hiện của lối sống gấp, thác loạn, một sự suy đồi văn hoá. Rượu - người bạn không thể vắng mặt trong mỗi cuộc vui. Cùng nhau nhâm nhi ly rượu, khề khà tán chuyện thế nhân. Rượu làm cho con người ta xích lại gần nhau hơn. Nhưng khi uống rượu,ta nên ý thức được điểm dừng, " người uống rượu " đừng bao giờ để " rượu uống người ". Thật khó có thể chấp nhận một người say với những lời lẽ và hành động kiếm nhã. Hãy kiên quyết nói " Không " khi ta hết khả năng tiếp nhận, và cũng đừng bao giờ ép những người không còn khả năng tiếp tục.

Tìm hiểu về một trong các loại rượu Hàn truyền thống 

Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý khách hàng đối tác một loại rượu truyền thống nổi tiếng hàn quốc: rượu gạo lên men truyền thống Makgeolli của Hàn Quốc. Rượu Hàn không chỉ là thức uống, nó đưa đẩy cảm xúc con người đi hết từ cung bậc này đến cung bậc khác. 

Cả người Việt Nam lẫn người Hàn Quốc đều rất thích uống rượu, trong những bữa tiệc thì việc san xẻ và mời nhau những chén rượu giúp mọi người gần gũi và thân thiết với nhau hơn. Đặc biệt, trong các dịp lễ Tết, cúng giỗ của cả người Việt lẫn người Hàn Quốc, không thể thiếu chén rượu trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên. Khi cụng ly, người Việt Nam nói "cạn chén" và người Hàn Quốc nói "Geonbae" (건배), cũng có nghĩa là "cạn chén". Cả cách phát âm và ý nghĩa của hai từ này đều giống nhau đúng không các bạn? 

Đặc điểm và nguồn gốc rượu Makgeolli

Ở Hàn Quốc, nếu như Soju được coi là loại rượu bình dân nhất thì Makgeolli được cho là loại rượu lâu đời nhất. Makgeolli có màu trắng đục giống nước vo gạo và nồng độ khá thấp, chỉ từ 6 đến 7 độ. Để làm rượu, người Hàn hấp chín gạo hoặc lúa mì rồi để cho ráo nước, sau đó trộn cùng với men và nước rồi ủ cho lên men. Cả quá trình đó chỉ mất khoảng trên dưới 10 ngày, nên những thành phần dưỡng chất của nguyên liệu gần như vẫn còn tươi nguyên. Đặc trưng của loại rượu này là có sự cân bằng giữa vị ngọt, vị chua và vị đắng. Thật ra khi mới uống rượu này, người hàn cảm thấy rượu gạo Makgeolli giống như thể được kết hợp từ sữa với nước ngọt có ga. Loại rượu này đặc biệt thích hợp với phụ nữ vì chỉ có nồng độ cồn khoảng 6 độ và không gây đau đầu .

Chắc quý vị thính giả đều biết rằng Việt Nam cũng có một số loại rượu truyền thống. Ở Việt Nam có 3 loại rượu gạo phổ biến: loại được chưng cất thông thường gọi là rượu gạo (hay rượu đế); loại rượu ủ thảo mộc, vỏ cây và các hương liệu thiên nhiên trong bình gốm gọi là rượu cần; loại thứ ba được ngâm cùng với động vật hoặc cây, lá được gọi là rượu ngâm. Rượu gạo truyền thống của Việt Nam cũng có mùi vị đặc trưng và thường có độ cồn cao hơn rượu Hàn Quốc. 

Cho đến nay, chưa ai có thể trả lời chính xác được câu hỏi: rượu gạo Makgeolli đã ra đời từ khi nào. Nhưng trong bài thơ của học giả Lee Dal-chung vào cuối thế kỉ 14, có câu "Rượu gạo Makgeolli trắng trong bát đất". Cho đến trước khi bia và rượu Tây xuất hiện, rượu gạo Makgeolli vẫn luôn là sự lựa chọn số một của người bình dân. Vào những năm 1970, 1980, Makgeolli chiếm đến 60% tổng sản lượng tiêu thụ rượu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, kể từ sau khi Hàn Quốc đăng cai Thế vận hội mùa hè 1988, cùng với đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, trong đó có các loại rượu Tây, thị phần của rượu gạo Makgeolli đã dần dần bị sụt giảm.Tưởng rằng đế chế của rượu Hàn truyền thống bị suy sụp.

Các loại rượu Makgeolli đã từng có trong lịch sử Hàn

Trong tiếng Hàn, cái tên Makgeolli xuất phát từ cụm từ miêu tả cách thức làm rượu là "Mak geoleoseo" (막 걸러서), có nghĩa "lọc qua loa" bã rượu với nước. Makgeolli cũng được xem là "món rượu nhiều tên nhất" của người Hàn Quốc. Người ta ước tính có trên 700 loại rượu Makgeolli. Tên rượu thay đổi theo thời gian, hoặc được gọi theo nguyên liệu, cách chế biến, theo kinh nghiệm, đôi khi tên lại phụ thuộc vào cách ủ rượu. Trong lịch sử, mỗi thời kỳ Makgeolli lại mang một tên khác nhau. Thuở khai sinh loại rượu này được gọi với cái tên là "rượu nongju" (농주)(trong tiếng Hàn có nghĩa là rượu nông dân) phổ biến được dùng cho người nông dân như một thức uống giải khát. 

Ngày nay, nhiều vùng đất ở Hàn Quốc gọi Makgeolli là rượu Takju (탁주), có nghĩa là rượu lên men, không qua chưng cất). Và nếu thay đổi một chút về thành phần (như loại ngũ cốc, loại quả hoặc sâm dùng để lên men cùng), Makgeolli lại mang một cái tên khác, phù hợp với những đối tượng sử dụng khác nhau. Do hướng đến đối tượng là thanh niên, nên rượu gạo Makgeolli được bán ở Seoul có hương vị nhẹ nhàng chứ không giống với hương vị truyền thống. Nhưng ở các tỉnh miền Nam Hàn Quốc, rượu Makgeolli vẫn được giữ nguyên hương vị truyền thống. Gần đây, nhiều địa phương đã cho ra đời các loại rượu gạo Makgeolli gắn liền với sản vật của địa phương mình, như ở Boseong, tỉnh Nam Jeolla thì có rượu gạo Makgeolli trà xanh, ở Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang thì có rượu gạo Makgeolli ngũ vị tử…Sự đa dạng chính là một trong những yếu tố chủ yếu khiến cho nhiều người yêu thích rượu gạo Makgeolli. 

Công dụng và cách dùng của rượu Makgeolli

Rượu Makgeolli truyền thống có màu trắng đục và thường được đựng trong vại sứ hoặc ấm nhôm màu vàng và được rót ra các bát sứ hay bát nhôm. Hiện nay, Makgeolli bán trên thị trường thường được đựng trong chai nhựa. Khi dùng, bạn cần lắc rượu thật đều và bóp nhẹ xung quanh chai và mở nắp từ từ để tránh trào gas. Makgeolli cũng thường được thưởng thức kèm với các loại đồ ăn nóng như thịt nướng, các loại lẩu…Những người uống thận trọng còn thường pha loãng Makgeolli với chanh. Rượu gạo Makgeolli còn có “người họ hàng” là Dongdongju. Tuy nhiên, loại rượu này ít ngọt và chứa ít tinh chất gạo hơn.

Được làm từ hai nguyên liệu chính là gạo và men, rượu gạo Makgeolli chứa 54% thành phần cacbon-hydrat, 46% chất đạm và hầu như không có chất béo nên rất thích hợp cho việc ăn kiêng. Loại rượu này có nồng độ cồn thấp nên tốt cho sức khỏe hơn so với các loại rượu khác. 
Đặc biệt hơn, một chai rượu gạo Makgeolli còn chứa từ 70-80 tỉ vi khuẩn lên men, nhiều tương đương với 100 hộp sữa chua mà chúng ta vẫn thường uống.

Rượu Makgeolli lại không được phổ biến nhiều vì chúng không dự trữ được lâu. Rượu Makgeolli có chứa nhiều vi nấm và lactobacilli, nếu để lâu quá sẽ phá vỡ sự cân bằng khiến rượu bị thiu nên những loại Makgeolli truyền thống chính gốc thường chỉ xuất hiện ở xung quanh vùng chế biến. Trước kia, rượu Makgeolli được xem là loại thức uống dành riêng cho những người đàn ông lớn tuổi, nhưng nay, giới trẻ cũng rất ưa thích loại rượu này. 

Để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, ngày nay Makgeolli đã xuất hiện với nhiều nguyên liệu và mùi vị khác nhau như Makgeolli chiết xuất hồng sâm, hoặc các loại Makgeolli hoa quả vị kiwi, cam, xoài, Makgeolli pha cà phê espresso. Các loại mặt nạ hay sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da chiết xuất từ Makgeolli cũng đặc biệt thu hút nữ giới. Ở các siêu thị Hàn Quốc, ta có thể bắt gặp cả bánh mì Makgeolli, giấm Makgeolli, kẹo Makgeolli… Sự ra đời của các sản phẩm này giúp cho những người không thể uống được rượu cũng có thể thưởng thức được hương vị đậm đà của rượu gạo Makgeolli. Nói đến đây thì chắc nhiều bạn muốn được nếm thử loại đồ uống này lắm rồi phải không nhỉ?

Làn sóng rượu gạo Makgeolli

Các bạn đang nghe những âm thanh phát ra từ một lớp học làm rượu của trường Rượu gạo Makgeolli, tọa lạc ở phường Myeongryun, quận Jongno, thành phố Seoul. Cùng với sự thịnh hành trở lại của rượu gạo Makgeolli, số người kéo nhau đi học làm thứ thức uống này cũng gia tăng. Giải thích về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Huh Shi-myung, người đã sáng lập ngôi trường, cho biết: “Tôi quyết định mở ngôi trường này vì muốn có một nơi cho mọi người tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của rượu gạo Makgeolli, đồng thời tìm giải pháp để nâng cao chất lượng rượu. Trong suốt hai năm vận hành ngôi trường, tôi ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người quan tâm đến rượu gạo Makgeolli nói riêng và văn hóa Hàn Quốc nói chung. Không ít người trong số đó tỏ ra vô cùng tự hào về nền văn hóa nước nhà. Điều đó khiến tôi vô cùng hạnh phúc”. 

Đối tượng học viên theo học không chỉ là những người làm trong giới kinh doanh thức uống, mà còn có sinh viên, giáo viên, công nhân viên và Hàn kiều.Trong số các học viên, không ít người muốn học làm rượu gạo Makgeolli để quảng bá ra nước ngoài. Học viên Ham Chan-woong cho biết: “Tôi là giáo viên. Trong những kì nghỉ, tôi rất hay đi du lịch nước ngoài và năm sau tôi định sẽ đi châu Phi. Tôi cảm thấy làm rượu gạo Makgeolli không quá khó nên muốn mang theo gạo và men để hướng dẫn cách làm cho người dân địa phương”. Còn học viên Park No-hong thì chia sẽ: “Hiện tôi đang sống ở Mỹ. Mỗi khi mời bạn bè người Mỹ về nhà, tôi thường mời họ uống bia hay rượu vang. Bây giờ tôi muốn học làm rượu gạo Makgeolli để khi sang đó, tôi có thể mời họ nếm thử hương vị rượu truyền thống của Hàn Quốc và giới thiệu cho họ về những nét văn hóa của dân tộc”. 

Rượu gạo Makgeolli đang được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng ngày một tăng. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng cho những nhà sản xuất rượu Hàn Quốc. Ông Jang Jae-jun, giám đốc bộ phận kinh doanh của công ty Seoul Takju cho biết: “Số lượng rượu gạo Makgeolli được tiêu thụ đã tăng gấp 3 lần so với 3 năm trước. Không chỉ mức tiêu thụ trong nước tăng, mà kim ngạch xuất khẩu rượu Makgeolli ra nước ngoài cũng tăng do sự ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc Hallyu. Trong số 15 quốc gia đang nhập khẩu rượu gạo Makgeolli, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ mạnh nhất”. 

Ăn theo làn sóng rượu gạo Makgeolli là sự xuất hiện của hàng loạt các sản phẩm có sử dụng loại rượu này như bánh mì Makgeolli, giấm Makgeolli, mĩ phẩm Makgeolli… Sự ra đời của các sản phẩm này giúp cho những người không thể uống được rượu cũng có thể thưởng thức được hương vị đậm đà của rượu gạo Makgeolli.  

Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc!

Ở Hàn Quốc, đạo Khổng có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới cách mọi người cư xử với nhau, đặc biệt là theo tuổi tác, công việc và thứ bậc. Kể cả văn hóa uống rượu cũng tuân theo đạo Khổng, vì thế bạn nên tìm hiểu về điều đó. Có thể bạn uống rượu với bạn bè nhiều hơn với người lớn tuổi nhưng bạn vẫn cần biết về các quy tắc này. Như vậy danh tiếng của bạn sẽ không bị ảnh hưởng vì xã hội Hàn Quốc đặc biệt đề cao lòng kính trọng người lớn tuổi.

Khi rót rượu

Ở Hàn Quốc, có một quy tắc là người nhỏ tuổi hơn rót rượu mời người lớn tuổi hơn. Bạn cần dùng cả hai tay để rót và chỉ rót một lượng bằng 80% dung tích của cốc. Đặc biệt, tay trái nên đỡ lấy phần thân chai và tay phải đặt lên phía trên, hơi che nhãn của chai rượu. Sau đó từ từ rót rượu ra. Nếu bạn không rót từ chai mà từ một dụng cụ khác như một chiếc ấm, tay phải nên đỡ phần quai ấm.

Khi uống rượu:

Nếu ai đó rót rượu mời bạn, bạn nên cầm cốc bằng hai tay. Hơi cúi đầu một cách lịch sử để cảm ơn rồi quay người sang phía xa hơn so với người rót rượu mời bạn, sau đó uống cạn. Khi bạn uống cạn ly, người mời bạn uống sẽ xem xét tình hình rồi quyết định liệu có rót tiếp và nếu có thì lượng thế nào.